Câu chuyện kinh doanh luôn có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, mặc dù đem lại lợi nhuận cao, nhưng độ rủi ro không phải là không có. Đã có rất nhiều những cửa hàng kinh doanh cõng nợ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Nói đến những thất bại này không phải để đe dọa những người khởi nghiệp, mà chỉ muốn qua đó phân tích những nguyên nhân dẫn đến thất bại và tìm ra những giải pháp tốt nhất. Hãy chùng chúng tôi tổng hợp những nguyên nhân chính dẫn đến ý tưởng kinh doanh phở thất bại nhé.
1. Chọn địa điểm kinh doanh sai
Đây là câu chuyện của chị Hương tại TP. Hồ Chí Minh, từng làm trợ lý giám đốc cho một công ty Nhật Bản với mức lương đáng mơ. Vốn có máu kinh doanh và muốn tự mình gây dựng sự nghiệp riêng không muốn sống kiếp làm thuê nên chị quyết định từ bỏ công việc hiện tại để mở cửa hàng kinh doanh quán phở chuyên phục vụ khách vip và khách nước ngoài. Cầm trong tay hơn 500 triệu đồng chị đã từng rất hào hứng cho ý tưởng kinh doanh quán phở của mình.
Xác định là đối tượng khách hàng vip, lại sẵn tiền chị thuê một cửa hàng ở Phú Mỹ Hưng với giá 1.000$/ tháng hợp đồng trong vòng 2 năm và đặt cọc 6 tháng tiền thuê cửa hàng. Chi phí cho việc sắm sửa nội thất thiết bị mất khoảng gần 200 triệu đồng. Chị ước tính mỗi ngày cửa hàng sẽ phục vụ khoảng trên 100 khách, mỗi tô phở của chị sẽ có giá từ 70.000 trở lên tùy theo từng combo nên khoảng 6 tháng là thu hồi được vốn.
Kinh doanh quán phở
Thế nhưng mọi dự tính không như mong đợi, cửa hàng của chị chỉ đông khách được vài tuần đầu càng về sau lượng thực khách đến càng giảm. Nguyên nhân chính là do cửa hàng của chị nằm khá xa các quận trung tâm nên chẳng mấy khách hàng muốn di chuyển một quãng đường xa như vậy để đến cửa hàng. Qua đây cho ta thấy rằng địa điểm kinh doanh là rất quan trọng đúng như câu “Buôn có bạn, bán có phường”.
2. Không tham giảo giá mặt bằng chung
Kinh doanh sẽ không có mức giá nào là chuẩn mực, tuy nhiên không vì điều này mà bạn muốn hét giá bao nhiêu thì hét mà phải dựa trên mặt bằng chung của khu vực, đối tượng khách hàng tại khu vực có phù hợp với mô hình kinh doanh. Khác với câu chuyện của chị Hương, anh Long đã rất thành công với quán phở của mình ở Hà Nội. Vì vậy anh đã rất tự tin khi mở thêm chi nhánh kinh doanh trong khu vực miền nam. Với kinh nghiệm vốn có anh sẵn sàng dúng số vốn của mình để thuê mặt tằng tầng trệt của căn nhà 4 tầng để mở cửa hàng. Với số vốn bỏ ra khá lớn cộng với khu vực bán là trung tâm nên anh đã định giá mỗi tô phở của mình là 60.000đ.
Cũng như chị Hương, do việc không tham khảo kỹ thị trường trước khi kinh doanh khiến anh Long suốt ba tháng đầu không thu được bất kì đồng lãi nào, mặc dù anh đã thay đổi rất nhiều cách tiếp thị, anh buộc phải đóng cửa hàng và chấp nhận chịu lỗ gần 1 tỷ đồng.
Phở vốn dĩ là món ăn bình dân, khách hàng có thể thưởng thức món ăn nó ở bất kỳ đâu, từ những ngõ, hẻm, vỉa hè cho đến những nhà hàng sang trọng. Vì thế, chẳng mấy ai chấp nhận mức giá cao hơn so với bình thường quá nhiều. Đó là chưa tính đến khẩu vị và chất lượng của phở có phù hợp với vùng đó hay chưa.
Kinh doanh quán phở tuy đem lại lợi nhuận cao tuy nhiên không phải ai cũng thành công. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có những kinh nghiệm thiết yếu trong câu chuyện kinh doanh của mình.
Xem ngay mua nồi nấu phở chất lượng cao tại Inox Trung Thành